Huyện Anh Sơn hôm nay được thành lập từ tháng 4 năm 1963, tách ra từ huyện lớn Anh Sơn theo Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 1963 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Huyện được cấu thành từ 20 xã và 1 thị trấn: Thị trấn Anh Sơn, Tam Sơn, Đỉnh Sơn, Cẩm Sơn, Thành Sơn, Bình Sơn, Thọ Sơn, Hùng Sơn, Tường Sơn, Đức Sơn, Hoa Sơn, Hội Sơn, Thạch Sơn, Phúc Sơn, Long Sơn, Khai Sơn, Cao Sơn, Tào Sơn, Vĩnh Sơn, Lĩnh Sơn, Lạng Sơn.
 
      A. SƠ LƯỢC VÀ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

             Dưới chế độ phong kiến nhà Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 3 (1882) phủ Anh- Thanh - Đô được đổi tên thành phủ Anh Sơn (Gồm toàn bộ phần đất của huyện Hưng Nguyên, Nam đàn, Anh Sơn và Đô Lương ). Đến năm 1946, phủ Anh Sơn lúc này bao gồm 2 huyện Anh Sơn và Đô Lương hiện nay.

                                                                             Quê hương Anh Sơn
            Huyện Anh Sơn hôm nay được thành lập từ tháng 4 năm 1963, tách ra từ huyện lớn Anh Sơn theo Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 1963 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Huyện được cấu thành từ 20 xã và 1 thị trấn: Thị trấn Anh Sơn, Tam Sơn, Đỉnh Sơn, Cẩm Sơn, Thành Sơn, Bình Sơn, Thọ Sơn, Hùng Sơn, Tường Sơn, Đức Sơn, Hoa Sơn, Hội Sơn, Thạch Sơn, Phúc Sơn, Long Sơn, Khai Sơn, Cao Sơn, Tào Sơn, Vĩnh Sơn, Lĩnh Sơn, Lạng Sơn.
Vị trí địa lý
               Là một huyện miền núi thuộc miền Tây Nghệ An, trải dọc theo đôi bờ sông Lam và Quốc lộ 7, phía Đông giáp với huyện đồng bằng Đô Lương, phía Bắc giáp với huyện miền núi Tân Kỳ và huyện vùng cao quỳ Hợp, phía Tây giáp với huyện vùng cao Con Cuông và nước bạn Lào, phía Nam giáp với huyện miền núi Thanh Chương. Cách thành phố Vinh 100km về phía Tây.
Địa hình
Vùng đất Anh Sơn nghiêng dần từ phía Tây về phía Đông, điểm cao nhất là đỉnh núi Kim Nhan ở vùng núi Cao Vều. 

 

                                                                            Bản đồ huyện Anh Sơn

“Lèn Kim Nhan chín tầng mây phủ
Rú Cao Vều ấp ủ tình thương”

              Dân số:
            Theo thống kê đến thời điểm 31/12/2005, huyện Anh Sơn có gần 25.000 hộ với hơn 110.000 nhân khẩu. Có 239 thôn, bản. Trong đó có 18 bản, làng dân tộc thiểu số. Có 19 xã và 1 thị trấn (Trong đó 8 xã có đồng bào dân tộc thiểu số với gần 1.400 hộ và gần 8.000 khẩu, chiếm 6,4% dân số toàn huyện). Số người trong độ tuổi có khả năng lao động hơn: 47000 người. Số người được giải quyết việc làm trong năm bình quân: 1375 người.
Nhân dân Anh Sơn cần cù, ham học, có truyền thống cách mạng, là huyện Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân: Công tác Quốc phòng trong những năm qua được giữ vững, an ninh đảm bảo tốt; Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa phát triển rộng khắp; Công tác Giáo dục - Đào tạo, công tác Y tế ngày càng được củng cố và phát triển.

Định hướng phát triển của Huyện Anh Sơn giai đoạn 2010-2015
( Trích Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ Anh Sơn khóa XIX, nhiệm kỳ 2010 - 2015)

 
Hình ảnh: Khai mạc Đại hội lần thứ XIX nhiệm kỳ 2010 - 2015

1- Về chỉ tiêu:
    a) Kinh tế:
      - Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm: 13,0 - 14,0% năm;
      - Thu nhập bình quân đầu người năm 2015: 30-32 triệu đồng/người/năm.
      - Tổng sản lượng lương thực năm 2015: 64.800 tấn;
      - Thu ngân sách năm 2015 đạt: 32-33 tỷ đồng (phần phân cấp huyện thu);
      - Cơ cấu kinh tế đến năm 2015:
     + Công nghiệp - xây dựng: 36,0 - 37,0%;
     + Nông nghiệp: 32 - 34%;
     + Thương mại - dịch vụ: 30 - 31%;
      - Tổng vốn đầu tư toàn xã hội: 6.700 - 7.000 tỷ đồng.


Tổng bí thư Nông Đức Mạnh về thăm và làm việc tại Anh Sơn

       b) Văn hoá - xã hội:
        - Phấn đấu không có hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn: 5 - 6%;
        - Tốc độ tăng dân số dưới 0,7%;
        - Mức giảm sinh: 0,2 - 0,3%o;
        - Số trường học đạt chuẩn quốc gia:  42 trường, tỷ lệ 72% ;
        - 100% giáo viên đạt chuẩn, 30% giáo viên dạy giỏi ;
        -  Số xã có bác sỹ:  95%;
        - Số bác sỹ trên 1 vạn dân:  6 người;
        - Xã đạt chuẩn quốc gia về y tế: 100% (vào năm 2012);
        - Tỷ lệ giường bệnh trên 1 vạn dân: 22 giường;
        - Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng:  16%;
        - Tạo việc làm hàng năm: 2.000 người;
        - Lao động qua đào tạo: 38 - 42%, trong đó đào tạo nghề 35%;
        - Tỷ lệ đô thị hoá 10 - 12%;
        - Tỷ lệ gia đình văn hoá: 83 - 85% ;
        - Tỷ lệ đơn vị đạt chuẩn văn hoá: 75%;
        - Tỷ lệ xã, thị trấn có thiết chế VHTT đạt chuẩn quốc gia: 85%;
        - Tỷ lệ hộ dân được dùng điện: 98%; trong đó 70% được bán điện tại gia;
        - Tỷ lệ số dân được xem truyền hình và được nghe đài phát thanh: 100%;
        - Tỷ lệ dân dùng nước hợp vệ sinh:  50 - 55% (tiêu chí cũ: 96%)
        - Độ che phủ của rừng: 55- 56%;
        - Tỷ lệ thu gom rác thải đô thị:  90%.
     c) Quốc phòng - an ninh:
       - Hàng năm 92% xã, thị đạt cơ sở an toàn làm chủ săn sàng chiến đấu vững mạnh toàn diện;
      - 100% dân quân tự vệ - dự bị động viên được huấn luyện đúng kế hoạch. Tỷ lệ các đối tượng được giáo dục quốc phòng - an ninh đạt 100%;
      - Hàng năm có từ 80 đến 85% xã, thị, cơ quan, đơn vị đạt loại tốt về phong trào "Quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc"
      - Đảm bảo 100% người nghiện ma tuý được quản lý, cai nghiện.

       d) Xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.
        - Đảng bộ huyện đạt trong sạch vững mạnh, 80% trở lên tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh; bình quân mỗi năm kết nạp 150 đảng viên mới;
        - Chính quyền huyện được xếp loại xuất sắc;
        - Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp huyện đạt xuất sắc.
      2- Nhiệm vụ trọng tâm:
        a) Về phát triển kinh tế.
        * Về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
          Đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn; tạo chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, phấn đấu tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thuỷ sản giai đoạn 2010 - 2015 đạt 6,48%; giá trị sản xuất bình quân 47 triệu đồng/ha. Đến năm 2015, giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản (giá 94) đạt 690 tỷ đồng, trong đó, nông nghiệp chiếm 73,83%, lâm nghiệp 22,90%, thủy sản 3,27%. Đến năm 2015 có 4 - 6 xã đạt tiêu chí nông thôn mới.
 Khuyến khích, tạo điều kiện đưa các giống cây con mới, cây bản địa có ưu thế về năng suất, chất lượng vào sản xuất.
          - Cây lương thực: Ổn định diện tích lúa 5.800 ha, bố trí 100% lúa lai, năng suất đạt 54 tạ/ha, sản lượng đạt 31.320 tấn; diện tích ngô 6.800 ha, năng suất khoảng 49,2 tạ/ha, sản lượng đạt 33.480 tấn. Tổng sản lượng lương thực đạt 64.800 tấn.
           - Cây công nghiệp.
      + Diện tích lạc 1.000ha, năng suất 27tạ/ha, sản lượng khoảng 2.695tấn.
      + Trồng mới 500ha chè, đưa diện tích chè toàn huyện lên 2.700ha, trong đó diện tích chè kinh doanh 2.500ha; sản lượng búp tươi vào năm 2015 đạt 38.000tấn.
     + Xây dựng vùng mía tập trung khoảng 1.000ha; sản lượng khoảng 67.000tấn mía cây/năm.
     + Quy hoạch trồng 4.000ha cây cao su; mỗi năm trồng mới 400ha để đến năm 2015 toàn huyện có 2.100ha cây cao su.
      - Lâm nghiệp: Làm tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng. Mỗi năm trồng mới 1.500-1.600ha rừng. Đến năm 2015, toàn huyện có diện tích rừng nguyên liệu khoảng 15.000ha, sản lượng gỗ khai thác hàng năm khoảng 47.000- 50.000m3.
     - Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Phấn đấu mỗi xã xây dựng 2- 3 mô hình chăn nuôi bò tập trung (quy mô mỗi mô hình từ 30 con trở lên) và 3 mô hình nuôi lợn (quy mô mỗi mô hình từ 100 con trở lên); toàn huyện xây dựng 4 - 5 trang trại nuôi lợn quy mô vừa, mỗi trang trại 500 con trở lên. Đến năm 2015 có 22.000 con trâu, 30.700 con bò, 74.500 con lợn, 700.000 con gia cầm.
       Mở rộng diện tích nuôi cá trên ruộng lúa và cá lồng, bè. Sản lượng thủy sản đạt 1.300 tấn vào năm 2015.


Đ/c Phan Đình Trạc - Chủ tịch UBND tỉnh
cùng Lãnh đạo huyện Ủy, UBND huyện đi khảo sát tình hình thực tế cơ sở.

* Về Công nghiệp - xây dựng:
      Đến năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng (giá 94) đạt 1.400 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2015 là 19,1%.
      Các sản phẩm công nghiệp chủ lực ưu tiên.
      - Xi măng:  Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy xi măng dầu khí 12/9 và xi măng Hợp Sơn để đến năm 2012, sản lượng xi măng đạt khoảng 0,8 -1,0 triệu tấn/năm.
      - Chè xuất khẩu: Đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến chè hiện có. Xây dựng 1 nhà máy chế biến chè tại Cẩm Sơn, tổng sản lượng chè hàng năm đạt 7.000-7.600tấn.
     - Mía đường: Đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu cho nhà máy đường Sông Lam công suất ép 500 tấn/ngày, tiến tới nâng công suất 700 tấn/ngày; sản lượng đường đạt 6.000-7.000 tấn/năm.
     - Đá xẻ: Xây dựng nhà máy đá xẻ công suất 50.000tấn/năm tại Cẩm Sơn.
    - May mặc: Hoàn thành dây chuyền may xuất khẩu công suất 3,6 triệu sản phẩm/năm tại cụm công nghiệp nhỏ thị trấn Anh Sơn.
     * Về dịch vụ - thương mại.
       Đến năm 2015 giá trị sản xuất (giá 94) đạt 888 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2015 là 12,69%; tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ 1.610 tỷ đồng; tổng mức huy động vốn trên địa bàn qua Ngân hàng bình quân hàng năm tăng 20-25%.
       Tập trung phát triển thương mại ở khu vực thị trấn, thị tứ, khu đô thị mới, các trung tâm xã theo hình thức trung tâm thương mại. Quy hoạch, đầu tư nâng cấp hệ thống chợ nông thôn; phát triển mạng lưới cửa hàng xăng dầu, các dịch vụ khách sạn, nhà hàng, thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông… Khuyến khích đầu tư cơ sở vật chất hình thành các điểm, cụm du lịch. Từng bước gắn các điểm du lịch trong huyện với các tuyến du lịch miền Tây Nghệ An.
       * Phát triển kết cấu hạ tầng chủ yếu
        - Đầu tư xây dựng 499 Km đường giao thông, trong đó đường tỉnh 67 Km; đường huyện 106 Km; đường liên xã: 84 Km; giao thông nông thôn 242Km (bao gồm: cải tạo, nâng cấp): Đường biên giới Tam hợp - Hạnh Lâm (đoạn qua Anh Sơn), đường kinh tế quốc phòng tuyến Tây Bắc (đoạn qua xã Phúc Sơn), các tuyến đường nguyên liệu Chè: Hùng Sơn;  Bình Sơn;  Long Sơn  - Khai Sơn - Cao Sơn - Lĩnh Sơn, Cẩm Sơn - Môn Sơn (Con Cuông); đường nguyên liệu mía: Thung Bùng, Thọ Sơn; đường vào các khu công nghiệp, các khu tiểu thủ công nghiệp; đường vào trung tâm xã Hội Sơn; hoàn thành đường giao thông tả ngạn sông Lam; nâng cấp đường giao thông nông thôn 242 Km trên địa bàn các xã. Phấn đấu đến năm 2015, 30% đường liên thôn được rải nhựa hoặc bê tông hoá. Xây dựng 1 cầu treo qua sông Con tại Bình Sơn; 2 cầu treo qua sông Lam tại Hùng Sơn và Lĩnh Sơn.
         -  Xây dựng, nâng cấp các công trình thuỷ lợi để nâng hiệu suất tưới tiêu, đảm bảo diện tích tưới ổn định 4.000 - 4.500ha vào năm 2015. Chủ yếu gồm các hồ đập: Tràn Khe Hạo, Công Lý, Huồi Phát, Hồ Thung Chanh (Thọ Sơn); đập Tân Long (Bình Sơn); hồ Khe Dong (Đỉnh Sơn); hồ Khe Rắt (Hùng Sơn); hồ Muông (Cẩm Sơn); hồ Khe Sừng (Hoa Sơn); hồ Trọt Bông (Phúc Sơn); hồ Nông dân, hồ Khe Su (Long Sơn).
         - Nâng cấp, xây dựng mới 56 trạm biến áp, 262km đường dây 35KV. Ưu tiên cải tạo lưới điện nông thôn.
        - Thực hiện tốt chương trình kiên cố hoá trường lớp học và nhà ở công vụ cho giáo viên. Hoàn thành dự án cải tạo, nâng cấp Bệnh viện Đa khoa huyện, xây dựng Trung tâm Y tế huyện, Phòng khám Đa khoa khu vực Đỉnh Sơn, Nhà Truyền thống, Sân vận động huyện, Trung tâm vui chơi thanh thiếu nhi; xây dựng bãi rác thải thị trấn Anh Sơn và các xã phụ cận; khu Nghĩa trang, khu nhà ở cho người có thu nhập thấp. Đầu tư xây dựng trụ sở làm việc các cơ quan đơn vị từ huyện đến cơ sở.
       * Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch. Bổ sung quy hoạch, kế hoạch để tách xã Phúc Sơn thành 2 xã Phúc Sơn và xã biên giới Cao Vều. Xây dựng thị trấn Cây Chanh, thị trấn Tri lễ. Đề nghị xúc tiến xây dựng Cửa khẩu Cao Vều.
       * Định hướng phát triển kinh tế vùng.
      - Vùng thị trấn Anh Sơn gắn với các xã Hội Sơn, Phúc Sơn: Phát triển đô thị mới có công thương nghiệp phát triển toàn diện gắn với vành đai công nghiệp xung quanh đô thị. Các ngành chủ yếu: Công nghiệp xi măng ở Hội Sơn và Phúc sơn, may mặc xuất khẩu tại thị trấn. Các sản phẩm chủ yếu như: May mặc, cơ khí, xi măng, các dịch vụ thương mại.
       - Vùng Đỉnh Sơn, Cẩm sơn: Tập trung phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; đường, chè búp khô...  và các dịch vụ thương mại.
      - Vùng Khai sơn: Quy hoạch xây dựng thị trấn Tri lễ phát triển mạnh công nghiệp đa ngành. Xây dựng khu công nghiệp 200 ha.
      - Vùng nguyên liệu mía gồm các xã: Thọ Sơn, Bình Sơn, Thành Sơn, Hoa Sơn và Xí nghiệp chè tháng 10.
      - Vùng  trồng cây nguyên liệu chè gồm các xã: Đỉnh Sơn, Cẩm Sơn, Hùng Sơn, Đức Sơn, Bình Sơn, Lạng Sơn, Phúc Sơn, Long Sơn, Khai Sơn và 3 đơn vị: Xí nghiệp Chè Bãi Phủ, Chè tháng 10, Tổng đội TNXPI-XDKT Nghệ An.
      - Vùng nguyện liệu cao su xã Phúc sơn, công ty Lâm nghiệp Anh Sơn.

      b) Về văn hoá - xã hội.
        - Nâng cao chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Chú trọng triển khai các nội dung xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá. Coi trọng việc phát hiện, bồi dưỡng nhân tố thể thao nhằm nâng cao thành tích thi đấu.  Đến năm 2015 có 30-35% số dân thường xuyên tham gia luyện tập thể dục thể thao, 20-25% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao.
      Tăng cường công tác quản lý nhà nước về các hoạt động văn hoá. Có kế hoạch trùng tu, tôn tạo, phát huy có hiệu quả các di tích lịch sử trên địa bàn. 
      - Tiếp tục củng cố vững chắc phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và dạy học; tạo chuyển biến rõ nét chất lượng dạy học ngoại ngữ và tin học. Coi trọng giáo dục đạo đức lối sống, ý thức trách nhiệm công dân cho học sinh. Chăm lo chất lượng giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục; giải quyết tốt tình trạng giáo viên dôi dư.


Đ/c Nguyễn Thanh Hiền - Bí thư huyện Ủy, cùng lãnh đạo Ngành GD&ĐT Anh Sơn
Với 6 em học sinh dự thi IOE cấp Quốc gia
(21/4/2011).

      - Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh gắn với đề cao y đức của người thầy thuốc. Chủ động trong phòng chống dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra. Củng cố công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình; đổi mới nội dung tuyên truyền, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông dân số, hạn chế thấp nhất tỷ lệ sinh con thứ 3.
      - Nâng cao chất lượng lao động; làm tốt công tác đào tạo nghề; tập trung thực hiện tốt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định 1956/TTg của Thủ tướng Chính phủ; giảm nghèo nhanh, bền vững. Đảm bảo chính sách bảo hiểm xã hội theo quy định; phát triển nhanh bảo hiểm tự nguyện.
      Tạo thuận lợi để người nghèo tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản về xóa đói, giảm nghèo như vay vốn phát triển sản xuất, hỗ trợ cải thiện nhà ở, trợ giúp điều kiện sản xuất, dạy nghề, khuyến nông, khuyến lâm... Ưu tiên đầu tư cho các vùng khó khăn, nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao. Đề xuất nâng cấp Trung tâm Hướng nghiệp - Dạy nghề huyện thành trường dạy nghề.
     c. Về quốc phòng - an ninh
       - Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh biên giới, an ninh nông thôn và các vùng đặc thù. Tập trung xây dựng cơ sở, cụm an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu; xây dựng khu vực phong thủ; hoàn thành xây dựng hạ tầng các khu căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu cần của huyện. Đổi mới phương pháp tổ chức huấn luyện quân sự, diễn tập.
       - Tăng cường công tác giáo dục quốc phòng, an ninh. Phát động sâu rộng phong trào “Quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc” gắn với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. 


Đ/c Nguyễn Văn Huy - Bí thư huyện ủy tiễn đưa thanh niên lên đường nhập ngũ.

      - Chủ động nắm và xử lý kịp thời, có hiệu quả với mọi tình huống phức tạp có thể xẩy ra, không để phát sinh “điểm nóng” phức tạp về an ninh trật tự. Chủ động phòng chống các loại tội phạm mới. Đảm bảo tốt trật tự an toàn giao thông. Giảm tội phạm, tai nạn giao thông, tệ nạn xã  hội.
      - Thực hiện đổi mới công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân. Hạn chế đơn thư khiếu nại, tố cáo lên cấp tỉnh và Trung ương.
    d)  Xây dựng chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể.
      - Thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng và nâng cao trình độ, trách nhiệm cá nhân của đại biểu HĐND trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.
Đẩy mạnh cải cách hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy hành chính; coi trọng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức. Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, công tác dân vận chính quyền.
     - Mặt trận Tổ quốc các cấp tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị.
     + Chăm lo xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh đủ sức thực hiện tốt nhiệm vụ tham gia giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, tích cực bảo vệ quyền, lợi  ích hợp pháp của người lao động.
     + Chú trọng giáo dục pháp luật, đạo đức, lối sống, truyền thống cách mạng, ý thức trách nhiệm công dân cho đoàn viên, thanh niên và thiếu nhi. Đa dạng hoá các hình thức hoạt động để tăng cường tập hợp thanh niên. Khuyến khích thanh niên lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên quê hương.
    + Đẩy mạnh phòng trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, đoàn kết giúp nhau xoá đói, giảm nghèo. Chăm lo  bồi dưỡng, đào tạo nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực cho phụ nữ. Thực hiện tốt các mục tiêu bình đẳng giới.
    + Xây dựng và củng cố tổ chức hội Nông dân hoạt động hiệu quả; phát huy vai trò nòng cốt của Hội trong công tác tập hợp, bồi dưỡng nâng cao trình độ và chăm lo đời sống của người nông dân; tham gia xây dựng nông thôn mới phát triển. Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ vốn, dạy nghề, hỗ trợ việc làm giúp nông dân xoá đói, giảm nghèo bền vững.
    + Đa dạng hoá các hình thức hoạt động nhằm tập hợp cựu chiến binh, cựu quân nhân vào sinh hoạt trong các tổ chức Hội Cựu chiến binh. Tiếp tục phát huy truyền thống “Bộ đội cụ Hồ”, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế; tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, nêu gương và giáo dục thế hệ trẻ trung thành với sự nghiệp cách mạng, đấu tranh phòng chống các biểu hiện tiêu cực và tệ nạn xã hội. Tích cực thực hiện các hoạt động vì nghĩa tình đồng đội.
    + Các tổ chức xã hội: Tích cực tập hợp đông đảo hội viên, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và phát huy vai trò của các tổ chức hội, đa dạng các hình thức, nội dung hoạt động phù hợp, thiết thực cho hội viên.
     e) Về xây dựng Đảng.
       * Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự nhất trí cao trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Đổi mới phương pháp bồi dưỡng lý luận chính trị, cách thức triển khai quán triệt nghị quyết, chỉ thị. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đi vào chiều sâu, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cấp uỷ đảng. Thực hiện tốt công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới.


Ban chấp hành Đảng bộ huyện Anh Sơn nhiệm kỳ 2010 - 2015

      * Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng. Thường xuyên chăm lo xây dựng các tổ chức đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; chăm lo công tác phát triển đảng viên (chú trọng vùng giáo, vùng dân tộc thiểu số). Thực hiện tốt tự phê bình và phê bình, phân công nhiệm vụ, đánh giá, xếp loại, quản lý đảng viên nơi công tác và nơi cư trú theo đúng quy định.
      Làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đảm bảo về số lượng và chất lượng được nâng cao. Phấn đấu đến 2015, 100%  cán bộ cấp huyện có trình độ Đại học về chuyên môn và trung cấp về lý luận chính trị; Mỗi xã, thị trấn có 7-10 cán bộ có trình độ chuyên môn Đại học, 95% có trình trình độ Trung cấp chuyên môn và chính trị. Thực hiện tốt công tác tuyển dụng, tiếp nhận, điều động và thuyên chuyển cán bộ, công chức cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động cán bộ đúng quy định và có hiệu quả.
Tiếp tục làm tốt công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ giữa các ban xây dựng đảng và các ngành các cấp.
       * Thực hiện tốt các cuộc kiểm tra, giám sát theo chương trình kế hoạch của cấp uỷ và cấp trên. Uỷ ban kiểm tra các cấp thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ do Điều lệ Đảng quy định. Không ngừng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra có đủ trình độ, năng lực, đạo đức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Hoàn thiện hệ thống quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm tra, thanh tra, tư pháp. Tập trung thanh, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, sát với nhiệm vụ chính trị gắn với các giải pháp phòng chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực. Thực hiện nghiêm kỷ luật Đảng.

       * Kiện toàn và củng cố khối dân vận, đặc biệt là khối dân vận cơ sở; nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động, tạo chuyển biến rõ nét trong công tác vận động quần chúng. Đẩy mạnh phong trào “Dân vận khéo”. Tăng cường thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.  

B. BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY HUYỆN ANH SƠN NHIỆM KỲ 2010 - 2015:

 

   
 Đ/c Nguyễn Thanh Hiền
Bí thư huyện ủy
 Đ/c: Thái Doãn Hữu
P. Bí thư huyện ủy
Đ/c: Võ Thị Hồng Lam
P. Bí thư-CT UBND huyện
   
 Đ/c:Lê Quang Quân
Trưởng ban tổ chức HU
 Đ/c:Nguyễn Hữu Sáng
PCT UBND huyện
Đ/c:Nguyễn Quang Tùng
PCT UBND huyện
   
 Đ/C:Nguyễn Văn Thành
CNUBKT
 Đ/c:Nguyễn Mạnh Hùng
Trưởng Công an huyện
 Đ/c:Nguyễn Đình Vỹ
CH trưởng QS huyện
   
 Đ/c:Ngô Đình Hùng
Trưởng ban Tuyên giáo
 Đ/c:Nguyễn Văn Sơn
Trưởng ban Dân vận
 

 

  C. TRƯỞNG CÁC  BAN NGÀNH ĐOÀN THỂ HUYỆN ANH SƠN
 

  
Đ/c:Nguyễn Đình Đăng
CTUBTMTTQ huyện